KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRÁM

Cây trám tên khoa học: Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Họ: Trám (Burseraceae). Trám là cây gỗ lớn, cao trung bình từ 25 – 30 m, đường kính ngang ngực có thể tới 90cm hoặc hơn.

Thời vụ trồng: Trồng cây vào đầu mùa mưa: Ở miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân hè hoặc Hè thu.
*Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc hỗn loài, có thể trồng làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.
*Mật độ trồng
– Trồng thuần loài: 830 cây/ha (cự ly 4×3 cm).
– Trồng hỗn loài hoặc làm giàu rừng với mật độ trồng 400-500 cây/ha, (cự ly 5x5m). Trồng theo đám quanh vườn nhà, mật độ trông 300/400 cây/ha.
*Làm đất
– Xử lý thực bì theo băng (băng phát và băng chừa)
– Cuốc hố 40x40x40cm, trồng xung quanh vườn nhà thì cuốc hố 50x50x50 cm. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.
– Lấp hố kết hợp với bón lót 1-2 kg phân chuồng hoai có trộn 0,1-0,2 kg phân NPK/gốc, vun đất theo hình mui rùa.
*Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
– Khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao khoảng 60-70 cm, đường kính gốc 0,6-0,8 cm, sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh.
*Trồng cây: Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
* Kỹ thuật chăm sóc:
– Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần. Lần 1 vào tháng 4-5, lần 2 vào tháng 10-11.
– Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3-4cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0,1-0,3 kg phân NPK/cây ào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỉ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại.
3.Phòng trừ sâu, bệnh hại
Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành). Sâu trưởng thành thường dùng vòi đục xung quanh ngọn cây thành các lỗ để hút chất dinh dưỡng và sau đó đẻ trứng vào lỗ đục, trứng nở thánh sâu non, sâu non chui vào thân ngọn trám để phá hại. Khi sâu non chui ra ngoài cũng là lúc ngọn Trám bị héo, cây Trám bị tổn thương. Sâu trưởng thành xuất hiện tập trung vào khoảng tháng 4-9, thời gian này cần tổ chức các đợt điều tra để phát hiện sâu hại kịp thời đề xuất biện pháp phòng trừ. Phương pháp điều tra đơn giản nhất là bố trí các tuyến điển hĩnhuyên qua rừng, tiến hành thống kê số lượng cây hại và mức độ bị hại trên tuyến từ đó suy ra cho toàn rừng.
 * Biện pháp phòng trừ sâu hại: Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây:
– Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non.
– Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối.
– Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết.
– Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại.
– Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,…
4.Thu hoạch và chế biến
– Thu quả: Rừng 8 tuổi có thể cho thu hoạch, có thể đạt 1-2 tấn quả/ha. Tuổi càng cao thì lượng quả cũng tăng dần. Chu kỳ sai quả là 2-3 năm.
– Trích nhựa: Có thể đẽo máng ở gốc kết hợp lấy nhựa hàng ngày nhưng không nên trích  kiệt để nuôi dưỡng cây lấy quả và cho gỗ.
Lấy gỗ: Rừng 30-40 tuổi có thể chặt trắng lấy gỗ và trồng lại. Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản để tránh mối, mục và đưa vào chế biến, sử dụng.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email: giongcaytronghvnn@gmail.com

Website chính: http://caygiongcongnghecao.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Tin Liên Quan